15
Th7

Những sự cố hay gặp ở bếp từ và cách xử lý nhanh

Gia đình bạn sử dụng bếp từ và thi thoảng gặp những sự cố của bếp như trên bàn phím điều khiển hiển thị các mã, hay đang nấu thì bếp dừng, mất nguồn điện… Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý nhanh các lỗi thường gặp của bếp để bạn có thể nắm được và không còn cảm thấy bỡ ngỡ làm gián đoạn việc nấu ăn của bạn.

Lỗi đầu tiên: Có tiếng bip kéo dài và đèn hiển thị mã E0

  • Nguyên nhân: Trên bếp không đặt dụng cụ nấu; dụng cụ nấu không tương thích vì bếp từ có thể tự cảm ứng với dụng cụ nấu nó chỉ tương thích với các loại nồi có từ tính. Vùng nấu có kích thước lớn mà đáy của nồi nấu quá nhỏ không đúng quy định.
  • Khắc phục: Đặt ngay dụng cụ nấu lên bếp, đúng kích thước và đúng chất liệu để cho bếp hoạt động.

Lỗi thứ hai: Đèn hiển thị mã E1

  • Nguyên nhân: Khi bàn phím hiển thị mã E1 là bếp của bạn đang nấu với công suất quá lớn, bếp nóng và bộ phẩn cảnh báo lỗi hiển thị cho bạn biết sau đó sẽ ngừng hoạt động để giữ cho bếp an toàn.
  • Khắc phục: Đầu tiên bạn nên ngắt nguồn điện, kiểm tra hệ thống thông gió phía dưới bếp có bị bịt kín không nếu có thì phải làm thông thoáng luôn. Dừng đun nấu khoảng 10 phút để bếp trở lại bình thường sau đó có thể bật lại và nấu ăn như cũ.

Lỗi thứ ba: Đèn hiển thị mã E2

  • Nguyên nhân: Nguồn điện bạn đang sử dụng lớn hơn nguồn điện cho phép của bếp hoặc bạn đặt nồi lên nấu nhưng trong nồi lâu không bỏ thức ăn.
  • Khắc phục: Kiểm tra hiệu điện thế của dòng điện cung cấp cho bếp, tốt nhất với các thiết bị điện tử bạn nên sử dụng ổn áp để cân bằng nguồn điện đảm bảo an toàn cho bếp. Hoặc do chưa có thức ăn bạn nhanh chóng cho thức ăn vào để nấu. Nếu sau khi kiểm tra cả hai nguyên nhân mà bếp vẫn hiển thị lỗi hãy tắt bếp khoảng 10 phút sau đó bật lại nấu ăn bình thường.

Lỗi thứ tư: Đèn hiển thị mã E3:

  • Nguyên nhân: Nguồn điện nhỏ hơn 170 V hoặc đang bị quá tải
  • Khắc phục: Khi mua bạn nên mua cả ổn áp để ổn định nguồn điện và dùng dây điện trên 5 AM

Lỗi thứ năm: Đèn hiển thị mã E4

  • Nguyên nhân: Dòng điện quá cao hoặc nhiệt độ của dụng cụ nấu trên 280 độ C
  • Khắc phục: Kiểm tra hệ thống dòng điện, thay đổi hệ thống dây dẫn và kiểm tra dụng cụ nấu.

Lỗi thứ sáu: Đèn hiển thị mã E5

  • Nguyên nhân: IGBT quá nhiệt – có khả năng tự phục hồi khi nhiệt độ giảm

Lỗi thứ bảy: Đèn hiển thị mã E6 có tiếng bip khẩn cấp

  • Nguyên nhân: Đáy nồi có nhiệt độ quá cao, cảnh báo cảm biến nhiệt

Lỗi thứ tám: Nhất nút nguồn quá 5 giây mà đèn không sáng

  • Nguyên nhân có thể do công tắc, dây điện

Lỗi thứ chín: Bếp đã hoạt động nhưng dụng cụ nấu không được làm nóng

  • Nguyên nhân: Dụng cụ nấu không đặt đúng vị trí hoặc dụng cụ không tương thích

Lỗi thứ mười: Bếp đột ngột không gia nhiệt và có tiếng ồn trong khi vận hành

  • Nguyên nhân: Do nhiệt độ môi trường quá cao hoặc hệ thống thông gió bị nghẽn không hoạt động.

Với các lỗi từ thứ 6 đến lỗi thứ 10 bạn nên gọi bảo hành hoặc các kỹ thuật bếp đến kiểm tra.

Một số lỗi của bếp từ để bạn có thể biết và cách xử lý khi gặp phải và chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các loại bếp từ cao cấp của các thương hiệu như: bếp từ fagor, bếp từ bosch… sẽ ít xảy ra các lỗi và chế độ bảo hành tốt, thời gian bảo hành từ 2 đến 3 năm nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Khi bạn còn những vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ osm.com.vn

Xem thêm: 60 phút với bốn món ăn ngon bằng bếp từ