15
Th7

Sử dụng lò vi sóng như thế nào cho an toàn

Mua lò vi sóng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình đã làm bạn tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng sử dụng lò vi sóng như thế nào đảm bảo an toàn cho gia đình bạn là một vấn đề bạn cần rất nhiều thời gian để tìm hiểu. Bài viết này chúng tôi muốn đưa ra một vài lời khuyên cho bạn khi sử dụng lò vi sóng vì nó thật sự giống như quả bom trong nhà nếu bạn không biết cách dùng.

Mua lò vi sóng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình đã làm bạn tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng sử dụng lò vi sóng như thế nào đảm bảo an toàn cho gia đình bạn là một vấn đề bạn cần rất nhiều thời gian để tìm hiểu
Sử dụng lò vi sóng như thế nào cho an toàn

1. Một số thực phẩm không nên đưa vào lò vi sóng

Không phải thực phẩm nào bạn cũng có thể đưa vào lò các loại như hoa quả, rượu vang, trứng còn vỏ hay các loại thực phẩm đặc ruột, vỏ dày như khoai tây, bí… khi đưa vào lò các chất vitamina, khoáng chất sẽ bị biến đổi qua quá trình nấu gây ra độc hại hoặc làm mất chất dinh dưỡng khi bạn ăn. Không những thế nó có thể gây ra trường hợp cháy nổ trong lò.

2. Không sử dụng kim loại trong lò
Nguyên tắc đầu tiên và tối thiểu bạn cần phải nhớ đó là không đưa bất kỳ vật bằng kim loại nào vào trong lò vi sóng. Việc làm này sẽ gây ra hỏng lò hoặc các trường hợp cháy nổ, chập điện vô cùng nguy hiểm. Ngay cả khi bạn muốn hâm sữa trong hộp của chúng cũng không được. Bạn cần đổ ra tô thủy tinh để hâm vì vỏ hộp sữa thường có tráng thiếc cũng sẽ gây ra nổ lò.

Mua lò vi sóng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình đã làm bạn tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng sử dụng lò vi sóng như thế nào đảm bảo an toàn cho gia đình bạn là một vấn đề bạn cần rất nhiều thời gian để tìm hiểu.
Sử dụng lò vi sóng như thế nào cho an toàn

3. Không đưa hộp nhựa, túi nilon vào lò

Bạn có thể dùng thủy tinh, đồ sành, sứ trong lò hoặc một số số hộp nhựa nhưng nó phải là nhựa cao cấp, nhựa dẻo chịu nhiệt. Tất cả các sản phẩm nhựa có thể cho vào lò vi sóng đều được nhà sản xuất ghi chú trên sản phẩm. Ngoài ra, bạn không nên cho bất kỳ các loại nhựa khác, túi nilon vào lò vì chúng không thể chịu được nhiệt độ cao trong lò dẫn đến việc cháy, chảy nhựa hoặc sinh ra các chất độc ảnh hưởng đến thức ăn.

4. Không đứng gần hay mở cửa khi lò đang hoạt động
Các sản phẩm lò vi sóng cao cấp hiện nay đều có chức năng thông báo lò chưa được đóng kín khi sử dụng. Nhưng để chắc chắn bạn vẫn nên kiểm tra lại cửa lò khi dùng. Bởi đơn giản lò vi sóng nấu chín thức ăn bằng sóng viba nếu để sóng này truyền ra ngoài ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Và lưu ý khi lò đang hoạt động bạn cũng không nên mở cửa và bạn cũng không nên ở gần lò cách xa tối thiểu 1m để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi sóng viba.

5. Khi đưa đồ uống vào lò nên mở nắp

Các loại đồ uống, hay các chất lỏng bạn muốn hâm nóng thì không nên đậy nắp tốt nhất bạn nên đổ vào một lọ có miệng rộng. Khi nhiệt độ lên cao sẽ làm chênh lệch nhiệt độ trong lọ và lò khi đó sẽ gây ra nứt vỡ. Kể cả các thực phẩm đóng hộp sẵn bạn cũng nên chọc thủng chúng trước khi cho vào lò.

6. Không quay, rán trong lò vi sóng
Các thức ăn bạn quay rán trong lò ở nhiệt độ cao sẽ có dầu mỡ bắn ra ngoài có thể sinh ra cháy lò. Khi gặp hiện tượng này bạn cần rút nguồn điện trước khi mở cửa lò, tránh mở cửa lò ngay dễ bị bỏng hoặc nổ do nhiệt lượng đang cao.

7. Không đặt lò gần các thiết bị điện tử, gần bếp, nguồn nước hay trên tủ lạnh, lò nướng

Vị trí đặt lò vi sóng an toàn là một nơi khô ráo, thoáng mát. Nên đặt lò cách xa tường, khoảng trống quanh lò tối thiểu 2cm ở hai bên, 10 cm phía sau và 10 cm bên trên lò. Tuyệt đối không để lò vi sóng xuống đất, gần nguồn nước có thể bị rò rỉ nguồn điện. Nhiều gia đình để tiết kiệm diện tích thường hay để trên tủ lạnh, lò nướng hoặc gần bếp sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử. Khi lò vi sóng gây cháy nổ việc để gần các thiết bị điện khác hay bếp ga cũng gây mất an toàn và khó xử lý khi xảy ra tình trạng xấu. Đặt gần tivi hay radio sẽ gây nhiễu sóng cho các thiết bị này.

8. Thịt đã giã đông trong lò vi sóng không bỏ lại vào tủ lạnh
Thực phẩm đã được rã đông thì lớp bên ngoài chỉ đươc gia nhiệt ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển vì vậy khi đưa vào tủ lạnh chỉ làm ngưng sự phát triển chứ không diệt hoàn toàn được vi khuẩn. Nếu bạn muốn bỏ lại vào tủ lạnh nên nấu chín thực phẩm trước.

9. Không để thực phẩm quá lâu trong lò 
Thức ăn bỏ trong lò không để quá 180 phút, nếu để quá lâu thì nên vứt bỏ vì khi ăn vào sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm. 

10. Lò hoạt động không đúng trọng lượng thực phẩm
Lò hoạt động khi không có thức ăn bên trong hay khi lượng thức ăn ít mà để công suất của lò cao dẫn đến các tia bức xạ không được hấp thụ hết sẽ phản xạ liên tục trong lò làm cháy nổ. Các lò vi sóng hiện đại sẽ có chức năng cảm biến trọng lượng thức ăn hoặc bạn nên xem trọng lượng của thức ăn để chọn công suất nướng cho phù hợp. Tốt nhất nên để 1 cốc nước trong lò tránh trường hợp có người sử dụng vô tình không cho thực phẩm vào lò.

11. Sấy khô, tiệt trùng khăn vải bằng lò vi sóng 

Đây là việc làm vô cùng nguy hiểm vì các chất làm khăn vải rất dễ bốc cháy khi nhiệt độ cao gây cháy lò xảy ra hỏa hoạn.
Bài viết này là một số lưu ý cần thiết khi bạn sử dụng lò vi sóng. Để có thể nhận được những tư vấn về cách sử dụng các sản phẩm thiết bị bếp khác bạn hãy liên hệ với chúng tôi osm.com.vn để được tư vấn miễn phí.